Các từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt

Các từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Các từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Các từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt

Từ nhiều nghĩa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, từ nhiều nghĩa (hay từ đa nghĩa) là những từ có một nghĩa đen và một hoặc một số nghĩa bóng.

+ Nghĩa đen: Là nghĩa gốc của từ. Đây là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc và dễ hiểu. nghĩa đen hiếm khi phụ thuộc vào ngữ cảnh.

+ Nghĩa bóng: Là nghĩa được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu chính xác nghĩa bóng của từ cần chú ý vào ngữ cảnh.

Ví dụ:

+ “Đi”: Ngoài chỉ sự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng bước chân, từ “đi” cũng có nghĩa là chết.

+ “Nhạt”: Chỉ độ mặn thấp hơn so với khẩu vị bình thường của đồ ăn hoặc thức uống, hoặc chỉ độ đậm của màu sắc, hoặc chỉ sự ít gây hứng thú, hấp dẫn của một trò chơi hay câu chuyện nào đó.

+ “Bạc”: Từ “bạc” mang nghĩa mỏng manh, ít ỏi, ngoài ra còn chỉ sự sơ sài hoặc không giữ được tình nghĩa trọn vẹn.

+ “Nhà”: Ngoài chỉ chỗ ở cùng với gia đình, “nhà” còn dùng để chỉ vợ hoặc chồng của mình khi nói chuyện với người khác.

Một số cách phân loại từ nhiều nghĩa

Có nhiều cách để phân loại từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt, dưới đây là 2 cách phổ biến nhất:

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển (Nghĩa đen và nghĩa bóng)

– Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên, nghĩa có trước của từ, còn nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên nghĩa gốc.

Ví dụ:

+ “Ngọt”: Nghĩa gốc chỉ đồ ăn hoặc thức uống có vị như đường, mật. Nghĩa chuyển chỉ lời nói, âm thanh êm tai, dễ nghe.

+ “Miệng”: Nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể dùng để ăn và nói. Nghĩa chuyển chỉ phần trên cùng, ngoài cùng, thông với bên ngoài của vật có chiều sâu (miệng hang, miệng bát,…).

+ “Vàng”: Nghĩa gốc chỉ một kim loại quý. Nghĩa chuyển chỉ cái vô cùng đáng quý và được ví như vàng (tấm lòng vàng).

+ “Xuân”: Nghĩa gốc chỉ mùa xuân – một mùa trong năm. Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ, tràn đầy sức sống (tuổi xuân).

Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực

– Hiểu một cách đơn giản, nghĩa thường trực là nghĩa vốn có của từ, còn nghĩa không thường trực là nghĩa chỉ xuất hiện trong những trong những trường hợp nhất định. Nghĩa không thường trực thường gặp trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ.

Ví dụ:

+ Khi nói đến “áo trắng”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một cái áo trắng sạch, thơm tho. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong câu “Áo trắng em đến trường”, từ “áo trắng” lại chỉ các nữ sinh. nghĩa “nữ sinh” của từ “áo trắng” là nghĩa không thường trực.

+ Như chúng ta biết, khi nhắc đến “miệng” là nhắc đến một bộ phận trên cơ thể dùng để ăn và nói. Thế nhưng, trong câu nói “Nhà em có 4 miệng ăn” thì từ “miệng” lại chỉ người, ý cả câu là “Nhà em có 4 người”, nghĩa này chính là nghĩa không thường trực của từ “miệng”.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt

Từ đồng âmTừ nhiều nghĩa
+ Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hoàn toàn về nghĩa. Các nghĩa của chúng đều là nghĩa gốc.

Ví dụ: “Hòn đá” và “đá bóng”. “Đá” trong “hòn đá” chỉ chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, còn “đá” trong “đá bóng” chỉ hành động đưa chân hất mạnh vào một đối tượng nào đó nhằm làm cho đối tượng đó bị tổn thương hoặc văng ra xa.

+ Là những từ có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển, giữa chúng có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: Nghĩa của từ “đá” trong “đá bóng” đã giải thích ở bên là nghĩa gốc. Còn nghĩa của từ “đá” trong câu “Mình bị người yêu đá rồi” thì là nghĩa chuyển, chỉ việc cắt đứt quan hệ yêu đương.

+ Từ đồng âm không thể được thay thế bằng một từ khác.

Ví dụ, xét 2 trường hợp sau:

Cô ấy được chín (1) điểm.

Cơm chín (2) rồi.

–> Ta không thể thay thế “chín” (1) cho “chín” (2) vì nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. “Chín” (1) chỉ một con số trong dãy số tự nhiên, còn “chín” (2) chỉ việc được nấu nướng kỹ đến mức ăn được.

+ Trong nghĩa chuyển, từ nhiều nghĩa có thể được thay thế bằng một từ khác.

Ví dụ, xét trường hợp sau: Suy nghĩ chín chắn.

–> Từ “chín” trên có nghĩa kỹ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh, thế nên từ “chín chắn” trong câu có thể thay bằng “kỹ càng” thành “suy nghĩ kỹ càng”.

Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook

Leave a Reply