Các từ trái nghĩa trong tiếng Việt

Các từ trái nghĩa trong tiếng Việt

Trong bài viết này; Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Các từ trái nghĩa trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Các từ trái nghĩa trong tiếng Việt

Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…

Phân loại

Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Các bạn có thể tham khảo thêm các cặp từ trái nghĩa khác trong bài viết: Các cặp từ trái nghĩa thường gặp trong tiếng Việt

Một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt có sử dụng từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Lên voi xuống chó

Lá lành đùm lá rách

Đầu voi đuôi chuột

Đi ngược về xuôi

Trước lạ sau quen

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Thất bại là mẹ thành công

Có mới nới cũ

Bán anh em xa mua láng giềng gần

Chết vinh còn hơn sống nhục

Kính trên nhường dưới

Cá lớn nuốt cá bé

Khôn ba năm, dại một giờ

Mềm nắn rắn buông

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook

Leave a Reply