Cách đưa ra phán đoán và ý kiến bằng tiếng Việt

Cách đưa ra phán đoán và ý kiến bằng tiếng Việt

Xin chào các bạn! Tiếp nối chuỗi bài học giao tiếp theo chủ đề, hôm nay, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn bài viết: Cách đưa ra phán đoán và ý kiến bằng tiếng Việt.

Cách đưa ra phán đoán và ý kiến bằng tiếng Việt

Các mẫu câu thường dùng để đưa ra phán đoán và ý kiến

+ Tôi / em / … nghĩ / thấy ~
Ví dụ: Tớ nghĩ cậu ấy sẽ không đến đâu.

+ Tôi / em / … không nghĩ ~
Ví dụ: Em không nghĩ đó là ý kiến hay đâu.

+ Tôi / em / … tin ~
Ví dụ: Tớ tin cậu ấy là người tốt.

+ Tôi / em / … không tin ~
Ví dụ: Em không tin anh ấy là người như vậy.

+ Theo tôi / em / … ~
Ví dụ: Theo tôi, chúng ta không nên tiếp tục dùng phương pháp này nữa.

+ Chắc / Chắc là ~
Ví dụ: Chắc cậu ấy chỉ đùa thôi.

+ Hình như ~
Ví dụ: Hình như cậu ấy biết hết rồi đó.

Một số tình huống giao tiếp theo chủ đề: Đưa ra phán đoán và ý kiến

Tình huống 1

A: Nè, hay bọn mình về đi. Đã trễ lắm rồi.

B: Nhưng lỡ lát nữa cậu ấy tới không thấy chúng ta thì sao?

A: Đã trễ như vậy rồi, chắc cậu ấy không tới đâu.

B: Hay bọn mình cứ đợi thêm chút nữa đi.

A: Thôi được rồi.

Tình huống 2

A: Cậu thấy cái đầm này thế nào?

B: Hừm, hình như hơi sặc sỡ thì phải.

A: Vậy hả.

B: Cậu thử cái đầm ở đằng kia đi, tớ thấy nó đẹp hơn đấy.

Tình huống 3

A: Nè, sắp tới sinh nhật của Minh rồi đó. Tụi mình mua cái gì tặng cậu ấy đi.

B: Được đó. Hay là mua khăn tay đi.

A: Cậu ấy có nhiều khăn tay lắm rồi. Tớ nghĩ tụi mình nên tặng cho cậu ấy một món quà thật đặc biệt và độc đáo.

B: Nè, hay là tụi mình làm bánh kem tặng cậu ấy đi.

A: Ý hay đó. Nhưng mà hai đứa mình đâu có biết làm bánh kem.

B: Thì mình cứ làm theo sách dạy nấu ăn là được thôi mà.

Trên đây là bài viết: Cách đưa ra phán đoán, ý kiến bằng tiếng Việt. Rất mong bài viết này có thể giúp các bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt của mình. Chúc các bạn học tốt!

Mời các bạn tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục: Tiếng Việt giao tiếp

We on social : Facebook

 

Leave a Reply