[Mẫu] Giới thiệu bản thân bằng Tiếng Việt

Cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Việt

Khi học bất kỳ một loại ngôn ngữ nào thì việc cơ bản đầu tiên chúng ta cũng đều phải biết cách giới thiệu bản thân. Tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau khi cần giai tiếp với ai đó chúng ta đều cần tạo cảm giác thoải mái, mà không gây khó chịu với người đối diện. Vì vậy qua đây Tiếng Việt 24h xin giới thiệu các cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Việt, và cũng như biết thêm những văn hóa ứng xử khi giao tiếp của người Việt.

Cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Việt

Khi gặp người mới quen, ai cũng đều phải trải qua quá trình giới thiệu bản thân. Chính vì thế trong từng trường hợp khác nhau sẽ có cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Việt khác nhau.

Cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Việt

Khi gặp người mới quen biết:

Chắc chắn khi tìm hiểu và học tập về ngôn ngữ Tiếng Việt thì bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ và làm quen với nhưng người bạn Việt Nam. Để tự tin và nắm bắt được mọi tình huống khi giao tiếp với mọi người, cũng như để cho người bạn đó hiểu rõ hơn về mình thì chúng ta phải cho họ biết các thông tin rõ ràng về bản thân.

  • Đầu tiên là tên tuổi:

Vì trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thường không sử dụng từ “tôi”, nên khi gặp người mới quen có vẻ bằng tuổi thì sẽ dùng từ “bạn” và xưng “mình”. Hoặc khi đã biết tuổi rồi  người Việt sẽ sử dụng những cách xưng hô như : em, cháu, anh, chị, cô, dì, chú, bác, ông, bà,.. Sau đó là giới thiệu tuổi để khi giao tiếp sẽ biết cách giao tiếp cho phù hợp.

Ví dụ :

Chào bạn! Mình tên Yamada. Năm nay mình 20 tuổi.

  • Tiếp theo là đến từ đâu và một số thông tin:

Đây là phần giúp người nghe nắm bắt được các thông tin từ người nói để hiểu rõ hơn. Vì vậy, tùy từng hoàn cảnh mà các bạn có thể chia sẻ những thông tin đó cho phù hợp.

Ví dụ :

Mình đến từ Nhật Bản.

Mình học ở trường đại học Sakura.

Lần đầu tiên mình đến Việt Nam.

Rất mong được làm quen với bạn.

Cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Việt

Khi muốn phỏng vấn xin việc hoặc viết hồ sơ :

Đểu có được một công việc tốt thì để có được bài phỏng vấn giới thiệu bản thân hay viết bộ hồ sơ xin việc, trong hoàn cảnh này thì phần giới thiệu sẽ phải trang trọng, đầy đủ thông tin rõ ràng, mạch lạc hơn. Bài giới thiệu phải nêu bật được ý chí, tài năng, niềm tin, sự quyết tâm và phải chiếm được tình cảm, sự lưu tâm của người nghe cũng như người đọc.

  • Thông tin khái quát về bản thân:

Tên, tuổi : Tôi tên là … Tuổi : 28 tuổi

Nghề nghiệp : Kỹ sư

Tình trạng hôn nhân : Độc thân hoặc có gia đình

Xuất thân : Cha, mẹ và nghề nghiệp của họ, tuổi

Địa chỉ : Số… Đường… Phường… Quận… Thành phố (thôn, xã, huyện, tỉnh)

Số điện thoại

Email

  • Kinh nghiệm học tập và làm việc:

Học tập : Tên trường cấp 3, trường đại học cũng như thành tích học tập

Làm việc :

– Job 1: làm sao có được, làm bao lâu, tại sao nghỉ, học được gì từ công việc

– Job 2: như trên

  • Kỹ năng:

Ví dụ : Là kỹ sư lành nghề với 5 năm kinh nghiệm

  • Thành tích, giải thưởng:

Ví dụ: Kỹ sư xuất sắc tháng, năm

  • Trình độ ngoại ngữ:

Ví dụ :Tiếng Việt, Tiếng Nhật, Tiếng Anh,…

  • Kế hoạch tương lai:

Một người thông minh luôn biết định hướng cho cuộc sống của mình, dĩ nhiên anh ta cũng biết định hướng và lên kế hoạch cho bất cứ việc gì anh ta sẽ làm. Người nghe sẽ đánh giá cao bạn vì điều đó.

Bạn nên chia kế họach ra làm hai phần: Ngắn hạn và dài hạn.

Ngắn hạn: Ví dụ : Tìm được việc tốt, học thêm kỹ năng, ngoại ngữ, để dành tiền đóng góp giúp đỡ cho gia đình…

Dài hạn: Mở công ty hay việc kinh doanh riêng, học lên cấp cao hơn, xây nhà, đóng góp cho quê hương, đất nước, …

Những định hướng sau này nên có liên quan đến công việc mình phỏng vấn để nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự muốn đi làm ở đây.

Lưu ý : là kế hoạch này không được mâu thuẫn với  chuyên môn học vấn của bạn.

Trên đây Tiếng Việt 24h vừa hướng dẫn toàn bộ các cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Việt mời các bạn cùng tham khảo. Để học tập và làm việc tại Việt Nam thì việc am hiểu về văn hóa cũng là điều vô cùng quan trọng giúp các bạn có được những mối quan hệ tốt. Đừng lo ngại khi văn hóa hay ngôn ngữ khác nhau, chỉ cần thật lòng và cố gắng thì việc học tập sẽ trở nên đơn giản.

We on social : Facebook

Leave a Reply