Cách mời rủ người khác bằng tiếng Việt

Cách mời rủ người khác bằng tiếng Việt

Tiếp nối chuỗi bài học giao tiếp bằng tiếng Việt theo chủ đề, trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Cách mời rủ người khác bằng tiếng Việt. Cùng bắt đầu nào!

Cách mời rủ người khác bằng tiếng Việt

Các mẫu câu thường dùng để mời rủ người khác làm gì đó

– Cách mời rủ ai đó:

+ [Thời gian] anh / chị / cô / chú / … có rảnh không?
Ví dụ: Mai em có rảnh không?

+ [Thời gian] anh / chị / cô / chú / … có làm gì không?
Ví dụ: Chủ nhật này cậu có làm gì không?

+ [Thời gian] anh / chị / cô / chú / … có đi đâu không?
Ví dụ: Cuối tuần này cậu có đi đâu không?

+ (Anh / chị / cô / chú / …) [việc mà bản thân muốn mời ai đó cùng làm] với tôi / em / … nhé
Ví dụ: Anh chơi game với em đi

+ (Chúng ta / tụi mình / …) [việc mà bản thân muốn mời ai đó cùng làm] đi
Ví dụ: Đi xem phim đi

+ Hay chúng ta / tụi mình / … [việc mà bản thân muốn mời ai đó cùng làm] đi
Ví dụ: Hay tụi mình chơi game đi

+ [Việc mà bản thân muốn mời ai đó cùng làm] với tớ / bọn tớ / … không?
Ví dụ: Đi ăn với tớ không?

+ Anh / chị / cô / chú / … có muốn đi cùng không?

+ Anh / chị / cô / chú / … cũng tham gia chung cho vui

– Cách từ chối lời mời:

+ Xin lỗi, [thời gian] tôi / em / … bận rồi / có việc rồi
Ví dụ: Xin lỗi nha, mai tớ có việc rồi

+ Tôi / em / … không đi được đâu

+ Để khi khác nha / Để lần sau nha

Một số tình huống giao tiếp theo chủ đề: Mời rủ người khác

Tình huống 1

A: Nè, chơi game không?

B: Không chơi đâu, tớ phải làm bài tập.

A: Mai là chủ nhật mà. Để mai rồi làm.

B: Không thích, tớ muốn làm ngay bây giờ cơ. Cậu muốn chơi thì tự chơi một mình đi.

Tình huống 2

A: Mai cậu rảnh không? Đi xem phim với tớ đi.

B: Mai tớ phải đi làm thêm rồi, để bữa khác đi.

A: Vậy chủ nhật này được không?

B: Cũng được. Chủ nhật này tớ không có bận gì cả.

Tình huống 3

A: Tụi tớ đang tính đi Đầm Sen chơi, cậu cũng đi chung luôn nha.

B: Ừ. Mà chừng nào đi vậy?

A: Sau khi thi xong.

B: Ừm, tớ biết rồi.

Trên đây là bài viết: Cách mời rủ người khác bằng tiếng Việt. Rất mong bài viết này có thể giúp các bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt của mình. Chúc các bạn học tốt!

Mời các bạn tham khảo các bài viết tương tự trong chuyên mục: Tiếng Việt giao tiếp

We on social : Facebook

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply