Cách nói ngày tháng năm trong Tiếng Việt

Cách nói ngày tháng năm trong Tiếng Việt

Trong văn hóa của người Việt Nam thì cách nói thứ ngày tháng năm trong Tiếng Việt được tính theo dương lịch và âm lịch. Khác với những đất nước khác người Việt viết ngày, tháng, năm theo cách riêng .Vậy để không bị nhầm lẫn khi nói về ngày tháng năm thì hôm nay Tiếng Việt online sẽ giúp các bạn biết rõ hơn nhé.

Cách nói ngày tháng năm trong Tiếng Việt

Cách nói ngày tháng năm trong Tiếng Việt

Dù là theo lịch âm hay lịch dương thì người Việt vẫn có cách nói ngày tháng chung. Vì hai lịch đó chỉ các nhau vài tháng.

Tên ngày : 

Các ngày từ một đến mười của tháng có cách nói theo cách. Ngày mồng một, mồng hai, mồng ba, mồng bốn, mồng năm, mồng sáu, mồng bảy, mồng tám, mồng chín và mồng mười. Hoặc chúng ta cũng có thể mói ngày 1, ngày 2, ngày 3,… ngày 10 được. Còn lại những ngày tiếp theo chúng ta vẫn nói là ngày 11, ngày 12,…cho đến hết tháng.

Riêng có ngày 14 đôi khi vẫn có người nói là ngày mười tư.

Còn ngày 15 hàng tháng thì còn có một cách nói đặc biệt đó là ngày Rằm (không bắt buộc phải nói theo chuỗi số đếm).

Tên tháng :

Với cách nói tháng thì đa phân chúng ta vẫn nói theo Tháng + số tháng như tháng 1, tháng 2, tháng 3,tháng 4, tháng 5, tháng 6…,tháng 12. Với cách nói tháng vẫn có một số lưu ý nhỏ để khi nghe người Việt nói chúng ta k bị nhầm lẫn hay bỡ ngỡ.

-Tháng đầu tiên của năm được gọi là tháng 1 và cũng có thể nói là Tháng Giêng.

-Tên tháng thứ 4 của năm được gọi là tháng Tư hoặc gọi là tháng bốn.

-Tên tháng cuối cùng của năm gọi là tháng mười hai hoặc là tháng Chạp.

Cách viết ngày, tháng, năm

Rất khác biệt so với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam lại có cách viết ngày, tháng, năm theo thứ tự: ngày, tháng rồi mới đến năm.

Ví dụ : Hà nội ngày 15 tháng 2 năm 2018.

Chú ý thêm cách nói hoặc viết về năm đôi khi có thể chỉ cần hai số cuối thì người Việt vẫn có thể hiểu bạn đang muốn nói đến là năm nào.

Ví dụ : Năm 99, 98, 97,…

Cách biểu thị khoảng thời gian trong ngày

Cách chia :

Để biểu thị một khoảng thời gian trong ngày thì người Việt chia theo : buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều buổi tối, buổi đêm. Cách tính các buổi như sau :

Buổi sáng : Khoảng từ 5-6 giờ đến 10 giờ

Buổi trưa : Khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ

Buổi chiều : Khoảng từ 13 giờ đến 18 giờ

Buổi tối : Khoảng từ 18 giờ đến 21 giờ

Buổi đêm : Khoảng từ 21 giờ trờ đi

Lưu ý : 

Tiếng Việt chia ra các khoảng thời gian có ánh sáng và không có ánh sáng rõ ràng bằng cặp từ “ban ngày – ban đêm” ( đôi khi cũng có thể nói ban trưa hoặc ban chiều). Nên khi cách nói chuyện của chúng ta ở thời điểm sau muốn nói về thời điểm trước thì sẽ là quá khứ.

Ví dụ : Vào lúc 14 giờ Lan gặp Phương và hỏi

Lan : Ban sáng bạn đã làm gì vậy?

Phương : Buổi sáng nay mình dành thời gian học bài.

Những trường hợp cần nói ngày tháng năm trong Tiếng Việt :

Khi muốn biết dịp lễ hội, ngày tết của Việt Nam 

Việt Nam có hai cách tính âm lịch và dương lịch, nhưng đa số các lễ hội sẽ được tính theo ngày âm lịch ( ngày sẽ khác hơn so với lịch chung của quốc tế).

Ví dụ : Jack hỏi Mai về ngày tết cổ truyền của Việt Nam

Jack : Ngày Tết của Việt Nam là vào lúc nào trong Năm vậy Mai?

Mai : À! Tết Nguyên Đán là vào ngày mồng 1, tháng 1 Âm lịch đấy! Nó thường sẽ vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch.

Khi muốn hỏi ngày sinh nhật 

Ngày sinh nhật sẽ tính theo lịch dương vì vậy không khó để các bạn nắm được phần này.

Ví dụ : Adam muốn biết sinh nhật của Thảo

Adam : Sinh nhật của Thảo vào ngày bao nhiêu vậy?

Thảo : À! Sinh nhật của mình vào ngày 27 tháng 2 đấy.

Adam : Ồ! Vậy cậu sinh trước mình một tháng.

Thảo : Thế à, vậy sinh nhật cậu vào tháng 3 nhỉ.

Khi hỏi ngày tháng năm

Nói về ngày tháng năm trong Tiếng Việt thì qua phần chia sẻ trên chắc các bạn cũng biết qua rồi đúng không ạ. Bây giờ cùng xem ví dụ để hiểu rõ hơn nhé.

Ví dụ : Bill muốn hỏi thêm về cách nói ngày tháng trong năm

Bill : Chị Hoa ơi! Ngày đầu tiên của tháng gọi là ngày mồng hai hay mùng hai vậy ạ!

Hoa : Hai cách gọi đều đúng em ạ.

Bill : Thế tháng mười hai còn được gọi như thế nào nữa ạ?

Hoa : Gọi là Tháng Chạp theo âm lịch của người Việt.

Bill : Bây giờ em hiểu rồi! Em cảm ơn chị nhiều nhé.

Tiếng Việt online luôn muốn chia sẻ những bài học thú vị về ngôn ngữ Việt cũng như những nền văn hóa đặc trưng của đất nước Việt Nam. Qua bài học ngày hôm nay các bạn cũng mới biết thêm cách nói ngày tháng năm trong Tiếng Việt. Rất mong được sự ủng hộ của các bạn.

We on social : Facebook

Leave a Reply