Tiếng Việt online

Học tiếng Việt online miễn phí !

Ngữ pháp tiếng Việt

Cách sử dụng từ “là” trong tiếng Việt

Từ “là” có thể là danh từ, động từ, quan hệ từ, phó từ. Từ “là” được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Việt để làm phong phú sắc thái diễn đạt cho lời nói. Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Cách sử dụng từ “là” trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Cách sử dụng từ "là" trong tiếng Việt

Khi từ “là” là danh từ

+ “là” chỉ một loại hàng tơ dệt thưa và mỏng. Nghĩa này ngày nay ít dùng, chỉ còn hay xuất hiện trong thành ngữ “quần là áo lượt” và dùng trong văn chương.

+ “là” là máy làm phẳng quần áo.

Khi từ “là” là động từ

“là” là hành động làm phẳng vải vóc bằng công cụ

Ví dụ:

Trang khoe với bạn thân về bạn trai của mình: “Anh ấy cả quần áo cho tớ đấy.”

Từ đồng nghĩa hoàn toàn với từ “là” theo nghĩa này là từ “ủi”, dùng phổ biến ở miền Nam Việt Nam.

“là” chỉ hành động di chuyển từ cao xuống thấp và bay lướt trên một mặt phẳng

Nghĩa này của từ “là” thường xuất hiện trong văn viết.

Ví dụ:

Hai người bạn ngồi trên máy bay đang chờ máy bay hạ cánh. Họ nói: “Máy bay xuống thấp rồi.”

So sánh

Máy bay xuống thấp rồi.Máy bay sắp chạm mặt đất rồi.
–> Sử dụng từ “là” ở đây là chính xác, nhưng ít người sẽ dùng cách nói này.–> Cách nói này quen thuộc và được dùng phổ biến hơn.

“là” là động từ chỉ quan hệ đồng nhất

Trong trường hợp này, “là” không thể đứng một mình mà luôn cần có mệnh đề đứng sau nó thì câu mới trọn vẹn về mặt nghĩa.

Cấu trúc câu : Chủ ngữ + + phụ ngữ.

Cấu trúc câu trên là cấu trúc rất cơ bản của kiểu câu trần thuật đơn, được sử dụng rộng rãi trong cả văn nói và văn viết.

Trong một số trường hợp, “là” và “làm” có thể đồng nghĩa với nhau, nhất là khi giới thiệu về nghề nghiệp.

Ví dụ:

Giới thiệu mình với chủ nhà cho thuê của mình: “Cháu làm kĩ sư ở Việt Nam hai năm rồi ạ.”

Có thể sử dụng từ “là” trong trường hợp này.

Nhưng trong các ví dụ dưới đây, không thể thay thế “là” bằng “làm”.

Ví dụ:

+ James dạy tiếng Anh ở một trường phổ thông, anh giới thiệu mình với học sinh: “Chào các em, tôi James, giáo viên tiếng Anh mới của lớp ta.”

+ James giới thiệu bạn gái với bạn bè: “Cô ấy bạn gái của tớ.”

+ James chụp ảnh thắng cảnh ở Việt Nam đăng lên facebook với dòng chữ: “Đây quê hương thứ hai của tôi.”

Khi từ “là” là quan hệ từ

Cặp quan hệ từ hễ – là, đã – là, nếu – là chỉ quan hệ điều kiện – kết quả

Ví dụ:

Lisa kể với bạn về công tác cách ly phòng chống dịch Covid ở Việt Nam, cô nói: “Nếu về từ vùng dịch là phải đi cách ly.”

Cặp nếu – thì  cũng chỉ quan hệ điều kiện kết quả, nhưng kết quả không bắt buộc phải xảy ra.

So sánh

Nếu về từ vùng dịch thì phải đi cách ly.Nếu về từ vùng dịch phải đi cách ly.
–> Cần đi cách ly, nhưng tính chất bắt buộc không cao.–> Sử dụng từ “là” làm cho kết quả “đi cách ly” có tính chất bắt buộc cao, khi đủ điều kiện, kết quả nhất định phải xảy ra.

“là” đồng nghĩa với “rằng”, biểu thị điều sắp nêu ra là nội dung của điều được nhắc đến trước đó

Lúc này, từ “là” được dùng khi người nói muốn thuật lại lời của một người khác.

Ví dụ:

+ James tâm sự với bạn sau khi cãi nhau với người yêu: “Cô ấy nói cô ấy muốn chia tay.”

+ Lisa nói lại cho Chen về lời đáp của đại sứ quán về chuyến bay hồi hương trong mùa dịch bệnh Covid: “Đại sứ quán nói chúng ta cần theo dõi trang web chính thức và chờ đợi thông báo mới.”

Các trường hợp trên đều có thể thay “là” bằng từ “rằng”, nhưng từ “rằng” thường dùng trong văn viết hơn. Hoặc có thể kết hợp hai từ thành từ “rằng là”, từ này cũng được sử dụng thường xuyên trong văn nói.

Có thể bỏ không sử dụng từ “là”, “rằng” hay “rằng là” câu vẫn tự nhiên.

Khi từ “là” là phó từ

“là” được dùng để nhấn mạnh sắc thái mức độ khi kết hợp với hình thức lặp của một từ khác

Ví dụ:

+ Chen lần đầu ăn phở, anh nhận xét: “Món ngày ngon ơi ngon.”

So sánh

Món này ngon.Món ngày ngon ơi là ngon.
–>Câu nhận xét bình thường.–> Sử dụng từ “là” (ơi là) giữa hai từ “ngon” được lặp lại biểu thị người nói cực kì ấn tượng với món phở, thấy phở ngon tuyệt vời.

Cách nói khác: “Món này ngon ngon là.”

“Đây là cách nói suồng sã, có thể dùng khi đùa giỡn, âu yếm (mẹ với con), kêu ca, hoặc mỉa mai, châm biếm. Khi Chen muốn khen món phở thì không nên dùng cách nói này.

+ James và bạn gái cãi nhau, cô bạn gái nói: “Tôi tôi biết bộ mặt của anh rồi!”

So sánh

Tôi biết bộ mặt của anh rồi.Tôi tôi biết bộ mặt của anh rồi!
–> Người nói thông báo mình hiểu rõ đối phương.–> Người nói nhấn mạnh việc mình đã hoàn toàn hiểu rõ đối phương, sử dụng từ “là” mang theo sắc thái tức giận, thất vọng.

“là” đệm trước tính từ để biểu thị sắc thái nhận định chủ quan của người nói

Ví dụ:

Chen kể với bạn về cuộc sống ở Việt Nam: “Ở Việt Nam thực phẩm rẻ lắm, tiền ăn chẳng đáng bao.”

So sánh

Tiền ăn không tốn.Tiền ăn chẳng đáng là bao.
–> Nhận xét của người nói mang tính khách quan, dựa trên thực tế.–> Sử dụng từ “là” đứng trước từ “bao”, người nói thể hiện nhận xét của mình về tiền ăn là dựa trên cảm nhận chủ quan.

Trên đây là bài viết: Cách sử dụng từ “là” trong tiếng Việt. Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *