Tiếng Việt online

Học tiếng Việt online miễn phí !

Ngữ pháp tiếng Việt

Câu điều kiện trong tiếng Việt

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Câu điều kiện trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Câu điều kiện trong tiếng Việt

Cách sử dụng

– Dùng để nói về một sự việc có thể sẽ xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai khi có một điều kiện nào đó.

Ví dụ:

Nếu trời mưa thì tớ sẽ không đi xem phim.

Cậu không đi thì tớ cũng không đi.

– Dùng để nói về một sự việc không thể xảy ra ở hiện tại khi có một điều kiện nào đó.

Ví dụ:

Nếu tớ là cậu thì tớ sẽ nhận lời mời của cô ấy.

Nếu mình có tiền, mình sẽ mua căn nhà này.

– Dùng để nói về một sự việc đã không thể xảy ra ở quá khứ khi có một điều kiện nào đó.

Ví dụ:

Nếu hôm qua con đi ngủ sớm thì hôm nay đã không dậy muộn rồi.

Nếu em chịu học hành chăm chỉ thì đã không bị điểm kém rồi.

Cấu trúc

Mệnh đề phụ ở dạng khẳng định

Nếu / Nếu như + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính (Có thể lược bỏ từ “Nếu / Nếu như”)
Hoặc: Nếu / Nếu như + mệnh đề phụ, mệnh đề chính
Hoặc: Mệnh đề chính + nếu / nếu như + mệnh đề phụ

Trường hợp / Trong trường hợp + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính
Hoặc: Trường hợp / Trong trường hợp + mệnh đề phụ, mệnh đề chính

Giả sử + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính

Ví dụ / Thí dụ + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính

Lưu ý: Mệnh đề phụ và mệnh đề chính có thể ở thì quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ:

Nếu như con nghe lời mẹ, mẹ sẽ dẫn con đi công viên chơi.

Nếu cậu ấy đến thì cậu đưa cái này cho cậu ấy giùm tớ nhé.

Tớ sẽ cho cậu mượn cuốn sách này nếu như cậu cho tớ số điện thoại của anh ấy.

Tớ mà là cậu ta thì tớ nhất định sẽ không để lỡ mất cơ hội này.

Nếu cậu đến sớm thì đã gặp được anh ấy rồi.

Trong trường hợp quên mật khẩu thì quý khách có thể làm theo hướng dẫn sau đây để lấy lại mật khẩu.

Giả sử mai được nghỉ thì cậu sẽ làm gì?

Thí dụ trời nắng quá thì tụi mình sẽ ở nhà.

Mệnh đề phụ ở dạng phủ định

Nếu / Nếu như + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính (Có thể lược bỏ từ “Nếu / Nếu như”)
Hoặc: Nếu / Nếu như + mệnh đề phụ, mệnh đề chính
Hoặc: Mệnh đề chính + nếu / nếu như + mệnh đề phụ

Trường hợp / Trong trường hợp + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính
Hoặc: Trường hợp / Trong trường hợp + mệnh đề phụ, mệnh đề chính

Giả sử + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính

Ví dụ / Thí dụ + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính

Lưu ý: Mệnh đề phụ ở dạng phủ định của thì quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ:

Nếu ngày mai trời không mưa thì bọn mình sẽ đi xem phim.

Nếu như thư viện không mở cửa, con sẽ qua nhà bạn chơi.

Trong trường hợp không có giấy mời, bạn không thể vào trong.

Giả sử cậu ấy không đến thì chúng ta phải làm sao?

Thí dụ cậu ấy không có ở nhà thì sao?

+ Các bạn cũng có thể sử dụng cấu trúc sau:

Mệnh đề chính, trừ phi + mệnh đề phụ (mệnh đề phụ ở dạng khẳng định, nhưng khi kết hợp với “trừ phi” thì mang nghĩa “nếu ~ không”)

Ví dụ:

Đội của họ sẽ không thể thắng, trừ phi có phép màu xảy ra. (Đội của họ sẽ không thể thắng nếu như không có phép màu xảy ra)

Trẻ em không được vào trong, trừ phi có bố mẹ theo cùng. (Trẻ em không được vào trong nếu như không có bố mẹ theo cùng.)

Trên đây là: Câu điều kiện trong tiếng Việt. Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *