Tiếng Việt online

Học tiếng Việt online miễn phí !

Ngữ pháp tiếng Việt

Câu tường thuật trong tiếng Việt

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Câu tường thuật trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Câu tường thuật trong tiếng Việt

Cách sử dụng

– Câu tường thuật được dùng khi kể lại hoặc thuật lại câu mà người khác đã nói.

– Ví dụ:

An: “Mình ghét trời mưa.”
–> An nói rằng cô ấy ghét trời mưa.

Nam: “Tớ sẽ đến đúng giờ mà.”
–> Nam bảo cậu ấy sẽ đến đúng giờ.

Cấu trúc

– Trong tiếng Việt, việc chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật tương đối đơn giản. Các bạn chỉ cần thay đổi đại từ và các tính từ sở hữu của câu trực tiếp, rồi thêm các động từ tường thuật vào phía sau chủ ngữ chính trong câu tường thuật.

– Một số động từ tường thuật thường gặp: nói; bảo; hỏi; hứa; thề; đề nghị; khuyên; nhắc; trả lời; yêu cầu; cấm; mời; xin / cầu xin; ra lệnh;…

– Cách chuyển các đại từ và tính từ sở hữu từ câu trực tiếp sang câu tường thuật:

Câu trực tiếpCâu tường thuật
Tôi / Tớ / Mình / … (ngôi thứ nhất số ít)Cô ấy /  Chị ấy / Cậu ấy / Anh ấy / … (ngôi thứ ba số ít)
Bọn tôi / Bọn tớ / Bọn mình / … (ngôi thứ nhất số nhiều)Họ / Các cô ấy / Các bạn ấy / … (ngôi thứ ba số nhiều)
Cậu / Bạn / Anh / Chị / … (ngôi thứ hai số ít)– Nếu người tường thuật là người được nhắc đến trong câu trực tiếp: Tôi / Tớ / Mình / … (ngôi thứ nhất số ít)

– Nếu người tường thuật không được nhắc đến trong câu trực tiếp: Cô ấy /  Chị ấy / Cậu ấy / Anh ấy / … (ngôi thứ ba số ít) hoặc tên riêng (nếu biết)

Các cậu / Các bạn / Các anh / … (ngôi thứ hai số nhiều)– Nếu người tường thuật cũng bao gồm trong những người được nhắc đến trong câu trực tiếp: Bọn tôi / Bọn tớ / Bọn mình / … (ngôi thứ nhất số nhiều)

– Nếu người tường thuật không bao gồm trong những người được nhắc đến trong câu trực tiếp: Họ / Các cô ấy / Các bạn ấy / … (ngôi thứ ba số nhiều)

Của tôi / Của tớ / Của mình / …Của cô ấy / Của cậu ấy / Của anh ấy / Của chị ấy / …
Của bọn mình / Của bọn tớ / …Của họ / Của các bạn ấy / …
Của bạn / Của cậu / Của anh / Của chị / …– Nếu người tường thuật là người được nhắc đến trong câu trực tiếp: Của tôi / Của tớ / Của mình / …

– Nếu người tường thuật không được nhắc đến trong câu trực tiếp: Của cô ấy / Của cậu ấy / Của anh ấy / Của chị ấy / … hoặc [Của + tên riêng] (nếu biết)

Của các cậu / Của các bạn / …– Nếu người tường thuật cũng bao gồm trong những người được nhắc đến trong câu trực tiếp: Của bọn mình / Của bọn tớ / …

– Nếu người tường thuật không bao gồm trong những người được nhắc đến trong câu trực tiếp: Của họ / Của các bạn ấy / …

Tường thuật câu nói bình thường

– Cấu trúc: Chủ ngữ chính + nói / bảo + (với) + (tân ngữ) + (rằng / là) + mệnh đề 

– Ví dụ:

Lan: “Ngày mai mình sẽ đến thư viện học.”
–> Lan nói rằng ngày mai cô ấy sẽ đến thư viện học.

Phong: “Bọn tớ đã gặp cô ấy ở siêu thị gần trường.”
–>  Phong bảo họ đã gặp cô ấy ở siêu thị gần trường.

Nam nói với An: “Tớ thích cậu.”
–> Nam nói với An rằng cậu ấy thích cô ấy / Nam nói với An rằng cậu ấy thích An.

Cô giáo: “Các em mở sách giáo khoa ra đi.”
–> Cô giáo bảo chúng tôi mở sách giáo khoa ra.

Chi nói với các bạn của mình: “Vì hôm nay được nghỉ làm nên tớ sẽ đi xem phim với các cậu.”
–> Chi nói với các bạn của mình rằng hôm nay cô ấy được nghỉ làm nên cô ấy sẽ đi xem phim với họ / Chi nói rằng hôm nay cô ấy được nghỉ làm nên cô ấy sẽ đi xem phim với các bạn của mình.

Tường thuật câu hỏi

Câu hỏi Có / Không

– Cấu trúc: Chủ ngữ chính + hỏi + (tân ngữ) + rằng / là + (liệu) + mệnh đề 

– Ví dụ:

Lan hỏi Nam: “Cậu là học sinh mới hả?”
–> Lan hỏi Nam rằng liệu cậu ấy có phải là học sinh mới không.

Mẹ hỏi tôi: “Con đã ăn gì chưa?”
–> Mẹ hỏi tôi là tôi đã ăn gì chưa.

Cô ấy hỏi: “Có vé xem phim này không ạ?”
–> Cô ấy hỏi là liệu có vé xem phim này hay không.

Câu hỏi có từ để hỏi

– Cấu trúc: Chủ ngữ chính + hỏi + (tân ngữ) + (rằng / là) + ai + hành động / trạng thái
Hoặc: Chủ ngữ chính + hỏi + (tân ngữ) + (rằng / là) + tại sao / vì sao / sao + chủ ngữ phụ + hành động / trạng thái
Hoặc: Chủ ngữ chính + hỏi + (tân ngữ) + (rằng / là) + chủ ngữ phụ + hành động / trạng thái + từ để hỏi 

– Ví dụ:

Cậu ấy hỏi tôi: “Bạn là ai?”
–> Cậu ấy hỏi tôi là ai.

An hỏi Minh: “Hôm qua cậu đi đâu vậy?”
–> An hỏi Minh rằng hôm qua Minh đã đi đâu.

Thầy giáo hỏi tôi: “Tại sao hôm qua em không đi học?”
–> Thầy giáo hỏi tôi tại sao hôm qua tôi không đi học.

Tường thuật câu mệnh lệnh

– Cấu trúc: Chủ ngữ chính + bảo / yêu cầu + tân ngữ + (không được) + hành động / trạng thái

– Ví dụ:

Cô giáo: “Các em mở sách giáo khoa ra đi.”
–> Cô giáo bảo chúng tôi mở sách giáo khoa ra.

Minh nói với An: “Đừng có nói chuyện này với ai đó.”
–> Minh yêu cầu An không được nói chuyện này với ai.

Mẹ nói với tôi: “Con mau dọn phòng đi.”
–> Mẹ bảo tôi mau dọn phòng.

Trên đây là: Câu tường thuật trong tiếng Việt. Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *