Tiếng Việt online

Học tiếng Việt online miễn phí !

Ngữ pháp tiếng Việt

Nói giảm nói tránh trong tiếng Việt

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Nói giảm nói tránh trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Nói giảm nói tránh trong tiếng Việt

Nói giảm nói tránh là gì?

– Nói giảm nói tránh chỉ lối nói tinh tế, tế nhị nhằm giảm bớt hoặc né tránh kích động và xúc phạm người khác.

– Ví dụ:

+ Ông ấy chết rồi –> Ông ấy đi / qua đời rồi: từ “chết” có thể được thay bằng từ “đi” hoặc “qua đời” để giảm bớt cảm giác đau thương.

+ Cái áo của cậu xấu thật –> Cái áo của cậu không được đẹp lắm: dùng cụm “không được đẹp lắm” thay cho “xấu” để tránh xúc phạm người khác.

Một vài cách nói giảm nói tránh

Dùng từ đồng nghĩa

– Có thể sử dụng những từ đồng nghĩa, đặc biệt là những từ Hán – Việt, để thay thế cho từ cần nói giảm nói tránh.

– Ví dụ:

+ Cô bé ấy bị mù hả? –> Cô bé ấy bị khiếm thị hả?: “khiếm thị” đồng nghĩa với “mù”.

+ Tôi cũng không chắc lắm, phải mổ mới biết được –> Tôi cũng không chắc lắm, phải phẫu thuật mới biết được: “phẫu thuật” đồng nghĩa với “mổ”.

Sử dụng từ trái nghĩa kết hợp với từ phủ định

– Ví dụ:

+ Cậu ấy chậm chạp lắm, chúng ta nhờ người khác đi –> Cậu ấy không được nhanh nhẹn lắm, chúng ta nhờ người khác đi: “nhanh nhẹn” là từ trái nghĩa của “chậm chạp”, kết hợp với từ phủ định “không được” sẽ khiến cho câu nói trở nên lịch sự hơn, tránh xúc phạm người khác.

+ Câu trả lời này sai rồi –> Câu trả lời này chưa chính xác lắm: “chính xác” là từ trái nghĩa của “sai”, khi kết hợp với “chưa ~ lắm” sẽ khiến câu nói trở nên tế nhị hơn.

Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *