Phép điệp ngữ trong tiếng Việt

Phép điệp ngữ trong tiếng Việt

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Phép điệp ngữ trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Phép điệp ngữ trong tiếng Việt

Điệp ngữ là gì?

– Điệp ngữ là biện pháp lặp đi lặp lại một từ (điệp từ), một cụm từ hoặc một câu nhằm nhấn mạnh và liệt kê. Phép điệp ngữ thường hay được sử dụng trong văn học, đặc biệt là thơ.

– Ví dụ:

+ Học, học nữa, học mãi (Lê-nin) => nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học.

+ Anh ấy giỏi nấu ăn, giỏi dạy con, giỏi kiếm tiền. Đúng là một người chồng hoàn hảo => liệt kê những phẩm chất tốt đẹp của người chồng.

Các kiểu điệp ngữ

Điệp ngữ nối tiếp

– Các từ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau.

– Ví dụ:

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)

=> cụm từ “khách đường xa” được lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh khoảng cách xa vời và nỗi nhớ mong đối với người xưa.

Điệp ngữ chuyển tiếp

– Từ hoặc cụm từ ở cuối câu thơ, câu văn trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn sau.

– Ví dụ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm)

Điệp ngữ cách quãng

– Các từ, cụm từ được lặp lại giãn cách nhau vài từ hoặc vài câu.

– Ví dụ:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

=> điệp từ “có” giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết.

Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook

Leave a Reply