Tiếng Việt online

Học tiếng Việt online miễn phí !

Ngữ pháp tiếng Việt

Phép hoán dụ trong tiếng Việt

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Phép hoán dụ trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Phép hoán dụ trong tiếng Việt

Hoán dụ là gì?

– Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật hay hiện tượng này bằng tên sự vật hay hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.

– Ví dụ:

+ Ông ấy đã từng là một tay trống cự phách => từ “tay” ở đây dùng để chỉ người.

+ Áo trắng em đến trường => từ “áo trắng” chỉ nữ sinh.

+ Cả phòng bỗng im bặt => từ “cả phòng” chỉ những người đang có mặt trong phòng.

Phân loại

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

– Ví dụ:

+ Nhà tôi có 4 miệng ăn => “miệng” là một bộ phận trên cơ thể, trong câu này, người nói đã dùng “miệng” để chỉ con người.

+ Cậu ấy là chân sút vàng của đội bóng => “chân” cũng là một bộ phận trên cơ thể và trong trường hợp này cũng được dùng để chỉ con người.

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

– Ví dụ:

+ Cả khán đài reo hò sau cú sút của cậu ấy => “cả khán đài” (vật chứa đựng) chỉ những người đang ngồi trên khán đài (vật bị chứa đựng).

+ Cả phòng náo loạn chỉ vì một con chuột => “cả phòng” (vật chứa đựng) chỉ những người đang ở trong phòng (vật bị chứa đựng).

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

– Ví dụ:

+ Này, áo đỏ! Mau lại đây! => “áo đỏ” chỉ người đang mặc áo đỏ.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

– Ví dụ:

+ “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”: “một” và “ba” là số lượng cụ thể, chúng được dùng để chỉ số lượng người ít và nhiều.

So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụHoán dụ
Giống Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
KhácDựa vào sự liên tưởng tương đồng giữa sự vật, hiện tượng, cụ thể là tương đồng về:

+ Hình thức

+ Cách thức

+ Phẩm chất

+ Cảm giác

Dựa vào sự liên hệ gần gũi giữa sự vật, hiện tượng, cụ thể là:

+ Bộ phận – Toàn thể

+ Vật chứa đựng – Vật bị chứa đựng

+ Dấu hiệu của sự vật – Sự vật

+ Cái cụ thể – Cái trừu tượng

Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Ngữ pháp tiếng Việt

We on social : Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *