Tiếng Việt online

Học tiếng Việt online miễn phí !

Tiếng Việt cơ bản

Từ ghép trong tiếng Việt

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Từ ghép trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Từ ghép trong tiếng Việt

Từ ghép là gì?

– Từ ghép là từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên. Các tiếng cấu thành từ ghép đều phải có nghĩa.

– Ví dụ:

+ quần áo: được ghép từ “quần” và “áo”, cả hai đều chỉ trang phục để mặc

+ nhà cửa: được ghép từ “nhà” (chỉ nơi sinh sống) và “cửa” (chỉ bộ phận để ngăn cách với bên ngoài của nơi được ngăn kín các phía)

+ ông bà: được ghép từ “ông” và “bà”, cả hai đều chỉ những người thân trong gia đình.

+ cỏ cây: được ghép từ “cỏ” và “cây”, cả hai đều chỉ các loài thực vật trong thiên nhiên.

+ thịt bò: được ghép từ “thịt” (chỉ phần mềm bọc quanh xương trong cơ thể người và động vật) và “bò” (một loài động vật).

Phân loại

Từ ghép chính phụ

– Gồm có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Trong từ ghép chính phụ, đa phần thì tiếng chính đứng trước, còn tiếng phụ đứng sau và tiếng chính có nghĩa rộng hơn tiếng phụ.

– Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính cấu thành nên nó.

– Ví dụ:

+ ông nội: “ông” là chính, “nội” là phụ. Từ “ông” có thể kết hợp với một số từ khác để tạo thành các từ ghép chính phụ, chẳng hạn như: ông ngoại, ông cố, ông lão,…

+ bà nội: “bà” là chính, “nội” là phụ. Từ “bà” có thể kết hợp với một số từ khác để tạo thành các từ ghép chính phụ, chẳng hạn như: bà ngoại, bà cố, bà lão,…

+ xe đạp: “xe” là chính, “đạp” là phụ. Từ “xe” có thể kết hợp với một số từ khác để tạo thành các từ ghép chính phụ, chẳng hạn như: xe hơi, xe máy, xe lửa,…

+ bút chì: “bút” là chính, “chì” là phụ. Từ “bút” có thể kết hợp với một số từ khác để tạo thành các từ ghép chính phụ, chẳng hạn như: bút mực, bút chì màu, bút dạ,…

+ thịt bò: “thịt” là chính, “bò” là phụ. Từ “thịt” có thể kết hợp với một số từ khác để tạo thành các từ ghép chính phụ, chẳng hạn như: thịt heo, thịt gà, thịt vịt,…

+ bánh mì: “bánh” là chính, “mì” là phụ. Từ “bánh” có thể kết hợp với một số từ khác để tạo thành các từ ghép chính phụ, chẳng hạn như: bánh kem, bánh ngọt,…

Từ ghép đẳng lập

– Là từ ghép có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, không phân biệt tiếng chính và tiếng phụ.

– Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

– Ví dụ: sách vở, bố mẹ, ông bà, bàn ghế, ăn uống, yêu thương, xinh đẹp, trai gái, đất nước, bánh trái, ẩm ướt, xóm làng,…

Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Tiếng Việt cơ bản

We on social : Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *