Tiếng Việt online

Học tiếng Việt online miễn phí !

Tiếng Việt cơ bản

Từ mượn trong tiếng Việt

Trong bài viết này, Tiếng Việt 24h xin được giới thiệu đến các bạn: Từ mượn trong tiếng Việt. Cùng bắt đầu nhé!

Từ mượn trong tiếng Việt

Từ mượn và từ thuần Việt

Từ vựng tiếng Việt được chia thành 2 lớp là từ thuần Việt và từ mượn (hay từ ngoại lai).

+ Từ thuần Việt là những từ do người Việt sáng tạo và tồn tại lâu đời trong cộng đồng người Việt.

Ví dụ: vợ, chồng, ăn, uống,…

+ Từ mượn hay từ ngoại lai là những từ vay mượn của các nước khác để làm phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ được vay mượn từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,…

Ví dụ: hạnh phúc (từ Hán – Việt), bánh ga tô (từ mượn tiếng Pháp), ti vi (từ mượn tiếng Anh),…

Phân loại từ mượn

Từ mượn trong tiếng Việt được phân làm 2 loại dựa trên nguồn gốc của từ mượn đó:

Từ Hán – Việt

+ Từ Hán – Việt là những từ được người Việt vay mượn từ tiếng Hán, nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh.

Ví dụ: quốc gia, băng hà, anh hùng, siêu nhân,…

+ Không nên lạm dụng từ Hán – Việt vì sẽ khiến cho câu nói, câu văn trở nên thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Từ vựng gốc Ấn – Âu

+ Từ vựng gốc Ấn – Âu là những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ấn – Âu.

+ Từ vựng gốc Ấn – Âu được chia thành 2 loại:

  • Từ mượn Ấn – Âu được Việt hóa: xà phòng, ban công, xúc xích, mù tạt,…
  • Từ mượn Ấn – Âu chưa được Việt hóa hoàn toàn (khi viết sẽ thêm dấu gạch ngang giữa các tiếng): ra-đi-ô, vi-ta-min, tuốc-nơ-vít, pê-ni-xi-lin,…

Nguyên tắc mượn từ

– Việc mượn từ có hai mặt tích cực và tiêu cực:

+ Mặt tích cực là góp phần làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt.

+ Mặt tiêu cực là khiến cho tiếng Việt bị pha tạp nếu như lạm dụng thường xuyên.

– Khi mượn từ cần phải đảm bảo nguyên tắc sau: Không sử dụng tùy tiện và lạm dụng các từ mượn.

Trên đây là: Từ mượn trong tiếng Việt. Mời các bạn xem các bài viết tương tự khác trong chuyên mục: Tiếng Việt cơ bản

We on social : Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *